Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lớp 9 môn Sinh học - Phòng GD&ĐT Lai Vung (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm) 
a) Vì sao ở các cây có lá mọc nằm ngang màu sắc mặt trên của lá đậm hơn 
mặt dưới, trong khi đó ở các cây có lá mọc gần như thẳng đứng thì màu sắc hai 
mặt của lá lại không khác nhau?  
b) Việc trồng thêm nhiều cây xanh trong các khu đô thị mang lại những ý 
nghĩa gì? 
Câu 2 (3,0 điểm) 
a) Trong 4 loài động vật: cá voi, cá mập, cá heo và thỏ, loài nào có quan hệ họ 
hàng xa với các loài còn lại nhất? Giải thích. 
b) Hệ tiêu hóa ở chim bồ câu có gì sai khác so với những động vật thuộc các 
lớp khác trong ngành động vật có xương sống? 
c) Quan sát hình mặt bụng phần đầu của giun đất. Hãy cho biết tên gọi các bộ 
phận ở vị trí các số 1, 2, 3, 4.
pdf 7 trang Sỹ Ðan 03/04/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lớp 9 môn Sinh học - Phòng GD&ĐT Lai Vung (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_lop_9_mon_sinh_hoc_phong.pdf

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lớp 9 môn Sinh học - Phòng GD&ĐT Lai Vung (Có hướng dẫn chấm)

  1. Nội dung Điểm b) 2,0 Nếu gọi: 2n là bộ NST lưỡng bội của loài A; x là số lần nguyên phân của hợp tử loài A đang xét. 0,25 Theo đề bài ta có: 2x = 2 x 2n (1) và 2n(2x – 1) = 120 (2) 0,25 Thế (1) vào (2) được phương trình: 8n2 – 2n – 120 = 0. 0,25 Giải ra ta được n1 = 4 (nhận) và n2 = - 3,75 (loại) Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 2 x 4 = 8. 0,25 - Kì đầu: 9 NST kép 0,5 - Kì sau: 18 NST đơn. 0,5 Câu 6 (3,0 điểm) Nội dung Điểm a) 1,0 - Là ADN vì trong thành phần hóa học của mẫu nuclêic axit có chứa 0,5 nuclêôtit loại Timin. - Có cấu trúc mạch đơn vì %A không bằng %T. 0,5 b) 2,0 Cơ thể Aa sẽ giảm phân tạo được giao tử A và a. 0,25 Do 2 gen có chiều dài bằng nhau nên tổng số nuclêôtit của: 0,25 Gen A = Gen a = (398 + 2) x 6 = 2400 (nu) Thành phần nuclêôtit của gen A cũng chính là thành phần nuclêôtit của giao tử A Ta có hệ phương trình: 2A + 2G = 2400 0,5 2A + 3G = 2850 Giải ra ta được: A = T = 750 (nu); G = X = 450 (nu). Thành phần nuclêôtit của gen a cũng chính là thành phần nuclêôtit của giao tử a 0,5 G = X = 32,5 x 2400 : 100 = 780 (nu); A = T = 2400 : 2 – 780 = 420 (nu). Trong tế bào của thể đột biến có chứa 1590 ađênin nên ta có: 0,5 1590 = 750 + 420 + 420 thể đột biến có kiểu gen Aaa.