Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 23
Ý nghĩa của số trung bình cộng:
Số trung bình cộng thường làm đại diện cho dấu hiệu, đặc biệt là khi so sánh các dấu hiệu cùng loại.
*Chú ý: (Xem SGK)
Mốt của dấu hiệu:
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số, kí hiệu là M0 .
Ví dụ: Trong bảng 22, mốt của dấu hiệu là: M0 = 39.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_7_tuan_23.doc
Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 23
- TUẦN 23 – TIẾT 106 BÀI 8: CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC VUÔNG A. NỘI DUNG BÀI HỌC Trường hợp 1: Cạnh – góc – cạnh (hai cạnh góc vuông) Nếu hai cạnh của tam giác vuông này bằng hai cạnh của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. Trường hợp 2: Góc – cạnh – góc Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. Trường hợp 3: Cạnh huyền – góc nhọn. Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau Trường hợp 4: cạnh huyền và cạnh góc vuông. Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. Ví dụ: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Chứng minh rằng AHB AHC (bằng hai cách khác nhau) Hướng dẫn giải ❖ Cách 1: Xét tam giác vuông ABH và tam giác vuông ACH có ➢ AH là cạnh góc vuông chung. ➢ AB = AC (do tam giác ABC cân tại A) Vậy AHB AHC (cạnh huyền – cạnh góc vuông) ❖ Cách 2: Xét tam giác vuông ABH và tam giác vuông ACH có ➢ AB = AC (do tam giác ABC cân tại A – hai cạnh bên bằng nhau) · · ➢ ABH ACH (do tam giác ABC cân tại A – hai góc ở đáy bằng nhau) Vậy AHB AHC (cạnh huyền – góc nhọn)