Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24

I.Tìm hiểu chung:

1/ Tác giả:

-  Viễn Phương ( 1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang.

- Là một trong những cây bút  có mặt sớm nhất của lực lư­ợng văn nghệ giải phóng ở miền Nam.

2/ Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4 năm 1976- nước nhà thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành. Nhà thơ ra miền Bắc vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh ấy và được in trong tập “Như mấy mùa xuân” (1978)

3/ Thể loại:

Thể thơ 8 chữ 

4/ Bố cục

- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi bên ngoài lăng

- Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc khi vào trong lăng Bác

- Khổ 4: Cảm xúc và ước nguyện trước lúc ra về

docx 7 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_24.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24

  1. Tiết: 131 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (tự chọn) A. NỘI DUNG - Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. - Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này phải làm sáng tỏ các vấn đề bằng cách giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của 1 tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. - Về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động B BÀI TẬP Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực. a.Mở đoạn: Giới thiệu chung về đức tính trung thực. b.Thân đoạn. - Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực. - Biểu hiện của tính trung thực - Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống + Tạo niềm tin với mọi người + Được mọi người yêu quý. + Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội. - Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật) c. Kết đoạn. - Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực. Câu 2 : Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn Em hiểu như thế nào về lời khuyên trong câu ca dao trên? Hãy chứng minh rằng: Truyền thống đạo lý đó vẫn được coi trọng trong xã hội ngày nay. a. Mở đoạn Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. b. Thân đoạn: giải thích câu ca dao - Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống. - Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng. * Vì sao phải yêu thương đoàn kết?- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.=>là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta. * Thực hiện đạo lý đó như thế nào? - Tự nguyện, chân thành. 6