Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24

A. PHẦN NỘI DUNG

* Dàn bài chung bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng

a. Mở bài: 

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh.

- Nêu vai trò, công dụng của đối tượng ấy

 b. Thân bài (Viết thành từng đoạn)

- Trình bày cấu tạo, đặc điểm

- Giá thành, thương hiệu

- Cách sử dụng cach bảo quản, lợi ích của đối tượng.

 c. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, công dụng của đối tượng

* Dàn bài chung bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh:

a. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh

b. Thân bài:

- Khái quát về danh lam thắng cảnh 

+ Vị trí địa lí

+ Giới thiệu lịch sử ra đời của danh lam thắng cảnh.

+ Giới thiệu cấu trúc của danh lam thắng cảnh. (Kiến thức về vị trí, diện tích)

+ Quang cảnh thiên nhiên xung quanh, nét đặc biệt của di tích.

- Giới thiệu ý nghĩa của danh lam thắng cảnh.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh

docx 9 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_24.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24

  1. - Ông là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng: văn võ song toàn. Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2 và lần 3 2/ Tác phẩm: Được viết trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2 ( 1285) và được công bố vào tháng 9/ 1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. 3/ Thể loại: Thể Hịch Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh, thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. 4/ Bố cục: 4 phần a/ Từ đầu. . . còn lưu: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước b/ Tiếp. . . cũng vui lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên long căm thù giặc. c/ Tiếp. . . phỏng có được không: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. d/ Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. II. Tìm hiểu văn bản: 1/ Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ - Những nhân vật được nêu gương: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, -> Địa vị khác nhau (làm tướng, gia nhân, quan nhỏ) song đều trung thành không sợ hiểm nguy, xả thân vì chủ tướng, vì nước. - Nghệ thuật liệt kê, dẫn chứng xác thực, khách quan. => Khích lệ ý chí lập công, xả than vì nước, long trung quân, ái quốc của các tướng sĩ. 2/ Sự ngang ngược và tội ác của giặc: - Kẻ thù tham lam, tàn bạo: Đòi ngọc lụa, hạch sách vàng bạc vét kiệt của kho có hạn, hun dữ như hổ đói. - Giặc ngang ngược: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ, sỉ mắng triều đình. - Hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú mèo”, “thân dê chó”. => Qua đó lột tả được sự ngang ngược, tham lam, tàn bạo của kẻ thù. Đồng thời thể hiện lòng khinh bỉ và sự căm giận tột cùng của Trần Quốc Tuấn đối với giặc. 3/ Lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn: - Quên ăn, mất ngủ, đau đến thắt tim, thắt ruột. - Uất ức, căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. => TQT là tấm gương yêu nước bất khuất động viên to lớn đối với tướng sĩ. * Mối quan hệ giữa TQT đối với tướng sĩ: - Quan hệ chủ tướng Khích lệ tinh thần trung quân, ái quốc. - Quan hệ cùng cảnh ngộ khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi và tình cốt nhục. * Thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ: 6
  2. Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc, (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 2. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định: - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có), - Câu phủ định dùng để: + Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). + Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). B. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1: Hãy xác định chức năng của các câu trần thuật sau: a. Mỗi dịp xuân về, lòng tôi lại rộn rã. b. Ngày mai, nhất định tôi sẽ đến. c. Trên bàn, có một cây bút. d. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) e. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thối hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Bài 2: Xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây: Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuốn: - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Bài 3: Đặt câu trần thuật dùng để: 1. Hứa hẹn. 2. Xin lỗi. 3. Cảm ơn. 4. Chúc mừng. 5. Cam đoan. Bài 4: Xác định chức năng câu phủ định: 1. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Lão không muốn bán con chó vàng của lão. (Nam Cao- Lão Hạc) 2. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) 3. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? (Lý Công Uẩn - Chiếu dời đô) 4. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. 8