Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23
I. Giới thiệu:
1/ Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 -1969)
- Quê: Nam Đàn, Nghệ An
- Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Là nhà thơ, nhà văn lớn và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Đồng thời còn là dà danh nhân văn hóa thế giới.
2/ Tác phẩm:
Được viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi tác giả vô cớ bị bắt giam tại Trung Quốc tháng 8/ 1942
3/ Thể loại:
Thất ngôn tứ tuyệt
II. Tìm hiểu văn bản:
1/ Hai câu thơ đầu:
- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù.
àĐiệp từ “không” nhấn mạnh điều kiện sinh hoạt thiếu thốn
- Lòng bối rối xốn xang của tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
=> Tấm lòng yêu thiên nhiên của Bác dù trong hoàn cảnh lao tù.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_23.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23
- * Kết luận Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cẩn chú ý: - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức các lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. B. BÀI TẬP 1. Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ. a) Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”,làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”. (Hồ Chí Minh, Cách viết) b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ. (Nguyễn Tuân) 2. Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn? Tiết : 103 LUYỆN TẬP CÂU CẢM THÁN (Tự chọn) A. NỘI DUNG I. Ôn tập lí thuyết Đặc điểm, hình thức và chức năng của câu cảm thán: - Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào - Dùng để bộc lộ cảm xúc. - Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. (!) III. Bài tập Bài 1: Tìm thành phần cảm thán a. Than ôi! Tôi không thể chịu cảnh này mãi được. b. Trời ơi! Làm sao tôi có thể bỏ anh đi như vậy. c. Cô đơn thay là cảnh thân tù! d. Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu. 6