Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23

A/ NỘI DUNG BÀI HỌC

I/ Giới thiệu

1/ Tác giả: 

Hồ Chí Minh

- Là vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là danh nhân văn hóa thế giới.

2/ Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần II (tháng 2/1951).

- Bố cục:

+ MB: Từ đầu “kẻ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước

+ TB: Tiếp theo “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước.

+ KB: Còn lại : Nhiệm vụ của chúng ta

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận chứng minh

II/ Tìm hiểu văn bản

1/ Nhận định chung về lòng yêu nước

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi. à ngắn gọn, chắc chắn.

- So sánh: lòng yêu nước như làn sóng à Sức mạnh to lớn của lòng yêu nước.

2/ Những biểu hiện của lòng yêu nước

- Trong lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại: Bà Trưng, Bà Triệu,…

- Lòng yêu nước của nhân dân ta ngày nay: nhân dân có những việc làm cụ thể xuất phát từ lòng yêu nước.

è Trong thời đại nào đồng bào ta ai cũng có lòng nồng nàn yêu nước.

docx 7 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_23.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23

  1. • Lúc còn học phổ thông, Lu i pá tơ chỉ là một học sinh trung bình • L.Tôn Xt tôi bị đình chỉ học đại học vì thiếu ý chí học tập • Ca sĩ ô pê ra Ca- ru- xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng, không thể nào hát được => Dẫn chứng có thật, tin cậy, có sức thuyết phục cao => Người đọc tin luận điểm đã đưa ra * Ghi nhớ: Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Các lý lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. B/ BÀI TẬP CỦNG CỐ Đọc văn bản “Không sợ sai lầm” (SGK/43) và trả lời câu hỏi: a/ Bài văn nêu luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó. b/ Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không? c/ Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”? Tiết: 103 LUYỆN TẬP RÚT GỌN CÂU VÀ CÂU ĐẶC BIỆT (Tự chọn) A. NỘI DUNG 1. Câu rút gọn: - Khi nói hoặc viết, có thể bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. - Khi rút gọn câu không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói; - Khi rút gọn câu không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. 2. Câu đặc biệt: - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. - Tác dụng: + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; + Bộc lộ cảm xúc; + Gọi đáp. B. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài tập 1: Cho các câu rút gọn sau: a/ In tạp chí này mỗi số năm nghìn bản. b/ In tạp chi này mỗi số có năm nghìn bản. c/ In tạp chí này mỗi số cũng năm nghìn bản. d/ In tạp chí này mỗi số những năm nghìn bản. 6