Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 9

1. Mùa xuân nho nhỏ. 
1. Tác giả. 
- Thanh Hải (1930 – 1980) quê ở huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 
- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. 
Là cây bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. 
Ông  từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 
với tư cách là một nhà văn. 
- Thơ Thanh Hải  chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành. 
- Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và 
sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời. 
2. Văn bản. 
Văn bản được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi ông nằm trên giường bệnh, 
không bao lâu nhà thơ qua đời. Văn bản thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước 
thiết tha và ước nguyện của tác giả. 
3. Thể loại: Thơ 5 chữ.  
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật. 
a. Giá trị nội dung. 
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, 
thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một 
“mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.  
b. Giá trị nghệ thuật. 
- Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca. 
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, 
điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô... 
- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng 
đoạn.
pdf 8 trang Sỹ Ðan 03/04/2023 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_2_ngu_van_lop_9.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 9

  1. II. Bài văn nghị luận về đoạn thơ. 1.Cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ. a. Mở bài. Giới thiệu về đoạn thơ hoặc bài thơ đó và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. b. Thân bài. Lần lượt trình bày suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó. c. Kết bài. Khái quát giá trị và ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đó. 2. Dàn bài chi tiết. a. Mở bài. - Lời dẫn vào ( đề tài hoặc tác giả). - Nêu nội dung chính tác phẩm (đoạn trích). - Chuyển ý. b. Thân bài - Đánh giá khái quát văn bản. - Nêu xuất xứ văn bản. - Nêu lại nội dung chính văn bản (đoạn trích). - Phân tích nội dung từng ý thơ: + Bước1: Nêu nội dung ý thơ. + Bước2: Dẫn chứng thơ. + Bước3: Phân tích ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ “đặc biệt”. * TT1: Nó ở đâu ? * TT2: Nó được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? * TT3: Nó có ý nghĩa gì? + Bước4: Nhận xét, đánh giá khái quát yếu tố nghệ thuật đặc sắc ( ) + Bước5: Khẳng định lại nội dung ý thơ - Thông điệp cuộc sống (Thái độ sống, quan điểm sống ) c. Kết bài: - Khái quát lại toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung. - Bài học nhận thức và hành động bản thân. 3. Các dạng đề. 3.1 Dạng 1: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phƣơng. a. Mở bài: - Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca. - Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm xúc chân thành tha thiết. b. Thân bài b.1. Khổ 1 (dẫn chứng 4 câu thơ). - Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi. - Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác. (Tre tượng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam). b.2. Khổ 2 (dẫn chứng 4 câu thơ). - Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi)
  2. + Từ ngữ gợi cảm, gợi tả. + Đảo cấu trúc câu. + Sử dụng màu sắc, âm thanh + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”. => Cảm xúc: say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân. b.2. Mùa xuân của đất nƣớc. - Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu. - Hình ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng => Hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước. - Hình ảnh ẩn dụ: lộc non (chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành quả hạnh phúc) trong câu thơ: “Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ.” - Nghệ thuật. + Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao. + Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” => Ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước. b.3. Tâm niệm của nhà thơ. - Là khát vọng được hoà nhập, cống hiến vào cuộc sống của đất nước - Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người c. Kết luận. - Bài thơ mang tựa đề thật khiêm tốn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc, lớn lao. - Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng. Hết