Đề cương ôn tập học sinh giỏi Ngữ văn 6

Văn miêu tả cảnh thiên nhiên: 
Tả cảnh là tái hiện lại những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra 
trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. Không khó để làm một bài văn 
tả cảnh nhưng muốn viết hay thì đòi hỏi chúng ta phải biết quan sát và có kỹ năng viết 
văn tả cảnh.Trong một bài văn tả cảnh thì năng lực quan sát của người viết thường bộc lộ 
rõ nhất, do đó, để viết được bài văn tả cảnh thì học sinh phải biết được đối tượng miêu 
tả, lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu và biết trình bày những điều quan sát được theo một 
thứ tự hợp lý. 
Ví dụ: Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm: 
- Bầu trời âm u, nhiều mây. 
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn. 
- Cây cối rụng lá chờ cành. 
- Chim chóc bay đi tránh rét. 
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
pdf 6 trang Sỹ Ðan 03/04/2023 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học sinh giỏi Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_sinh_gioi_ngu_van_6.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học sinh giỏi Ngữ văn 6

  1. - Hóa thân vào nhân vật bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại truyện, sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”. - Tâm trạng và những suy nghĩ của bà đỡ Trần trước sự việc kì lạ xảy ra với mình. * Xác định các yếu tố: - Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất trong vai bà đỡ Trần. - Trình tự kể: nên kể từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ. - Các chi tiết chính: + Tình huống bà đỡ Trần gặp con hổ. + Bà đỡ Trần giúp hổ mẹ sinh nở. + Hổ bố đưa bà về và trả ơn. * Phạm vi tư liệu: Truyện con hổ có nghĩa b. Dàn bài: * Mở bài: Nhân vật bà đỡ Trần tự giới thiệu mình và hoàn cảnh câu chuyện: tôi là bà đỡ họ Trần, tôi đã gặp một tình huống đặc biệt (đỡ đẻ cho hổ) Ví dụ: Tôi là một phụ nữ họ Trần ở huyện Đông Triều. Công việc của tôi khá đặc biệt, đó là giúp đỡ cho những sản phụ trong ngày nở nhụy khai hoa. Tôi làm công việc khó khăn và tốt đẹp ấy đã nhiều năm rồi. Tôi đã gặp nhiều chuyện kì lạ: những bà mẹ chấp nhận hi sinh để cứu lấy con, những đứa bé tưởng không còn hi vọng gì lại chợt cất tiếng oe oe khóc Nhưng cả đời mình tôi chưa gặp tình huống nào kì lạ đến thế, vì lần đó, tôi đỡ đẻ không phải cho người mà là cho hổ * Thân bài: - Tình huống bà đỡ Trần gặp con hổ: đang đêm có tiếng gõ cửa, cửa mở ra thì có một con hổ mang đi tâm trạng bà hoang mang lo sợ. - Việc bà đỡ Trần gặp hổ mẹ đang lên cơn đau đẻ: hổ bố mang bà đỡ đến chỗ hổ mẹ và nhìn bà với ánh mắt van ơn, bà đỡ hiểu ra sự việc suy nghĩ của bà đỡ: sự việc kì lạ, đỡ lo lắng, nhưng vẫn hoang mang. - Bà đỡ Trần giúp hổ mẹ sinh nở. - Hổ bố đưa bà về và trả ơn suy nghĩ của bà đỡ: kinh ngạc * Kết bài: Ấn tượng của bà đỡ Trần sau sự việc kì lạ ấy Ví dụ: Không kể với ai nhưng suốt đời tôi không quên được câu chuyện kì lạ về con hổ có nghĩa ấy. Loài thú vật còn có tình nghĩa như vậy, chẳng lẽ con người lại kém chúng sao? Nghĩ vậy, suốt cuộc đời tôi cố gắng sống có tình có nghĩa, có trước có sau với những người làng xóm, láng giềng. Và số bạc hổ cho, tôi cũng đã sẻ chia vớ bao người để cùng qua nạn đói II.3. Kiểu bài tưởng tượng đoạn kết cho một truyện cổ tích Với kiểu bài này học sinh cần lưu ý: Đoạn kết các nhân vật không sống cuộc sống bình thường, yên ổn một chỗ mà các nhân vật cần tiếp tục cuộc hành trình khám phá thế giới của mình, thêm những chi tiết li kì càng hấp dẫn người đọc Trường THCS Thường Phước 1 Trần Phước Lộc