Chuyên đề Tính dân tộc trong văn học bản săc tâm hồn Huế trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Bản sắc dân tộc trong văn học.

1.1.Định nghĩa.

Bản sắc dân tộc trong văn học là tổng hòa các đặc điểm chung trong các sáng tác của một dân tộc, nhằm so sánh, phân biệt với các dân tộc khác.

1.2.Biểu hiện.

-Màu sắc dân tộc (ngôn ngữ, thiên nhiên, phong tục, lối sống,..)

-Tinh thần dân tộc (tính cách dân tộc, cách nhìn của dân tộc với thế giới, tinh thần của nhà nghệ sĩ với các vấn đề dân tộc,..)

-Hình thức nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu,...)

1.3.Ý nghĩa.

Như một chân lý muôn thuở, mọi tác phẩm mang tính dân tộc đều có sức sống lâu dài, góp phần bất tử hóa tên tuổi nhà văn. Với dân tộc đó, nó gìn giữ, phát huy bản sắc riêng, cũng là cơ sở cho dân tộc khác thêm am hiểu nhiều nền văn hóa, và làm phong phú thêm dòng chảy văn học dân tộc.

doc 12 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 5180
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tính dân tộc trong văn học bản săc tâm hồn Huế trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_tinh_dan_toc_trong_van_hoc_ban_sac_tam_hon_hue_tro.doc

Nội dung text: Chuyên đề Tính dân tộc trong văn học bản săc tâm hồn Huế trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

  1. Tài liệu sưu tầm – GV : Phạm Thị Cẩm Loan hành trình của con sông thành cuộc hẹn hò ngọt ngào, ấm áp của những cặp tình nhân yêu nhau. Sông Hương như “người gái đẹp” duyên dáng ôm ấp “người tình mong đợi” của mình. Chỉ một vài hình ảnh, một vài từ ngữ mà gọi dậy vẻ đẹp Hương giang, gọi dậy hồn Huế, nét duyên dáng của Huế, là điều mà chỉ những ai gắn bó, yêu thương Huế mới có thể làm được. 3.2.2.Dịu dàng. Xin mượn lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo để nói về nét tính cách này: “Sao thèm một điệu gì xưa lắm Thèm đọc một đoạn văn Hoàng Phủ Ngọc Tường Có ai đó rót chiều vào chén ngọc Huế dịu dàng xây bằng khói và sương”. Có lẽ chẳng cần phải nói nhiều, rằng cứ nhắc đến Huế, người ta không bao giờ quên được nét tính cách dịu dàng rất riêng, không trộn lẫn vào đâu. Viết về Huế bằng tất cả niềm hăng say và hứng thú, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hơn bốn lần sử dụng trực tiếp tính từ “dịu dàng”, nhân hóa Hương giang, cũng đồng thời nhấn mạnh bản sắc tâm hồn Huế, tính cách Huế: “Có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng”, “sông Hương mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ”, là “người con gái dịu dàng của đất nước”. Sông Hương dịu dàng ở chính dòng chảy của nó. Miêu tả thủy trình của sông, Hoàng Phủ viết: “Từ ngã ba tuần, sông Hương theo hướng nam bắc, qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một đường cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Một loạt các địa danh được liệt kê nhằm phức tạp hóa thủy trình của sông. Một loạt các động từ được Hoàng Phủ đặt cạnh nhau nhằm đa dạng hóa trạng thái chảy. Chỉ có điều, để ý kĩ sẽ thấy, cả câu văn dài không có lấy một động từ mạnh: “qua, chuyển hướng, vòng qua, ôm lấy, ”. Thậm chí ngay cả lúc rẽ “đột ngột” nhất cũng thực dịu dàng: “rồi đột ngột vẽ một đường cung thật tròn”. Câu văn ngắt nhịp liên tục nhưng đọc lên thấy chậm hẳn. Có cảm giác, mỗi địa danh là một viên ngọc sáng và dòng sông chính là sợi dây xâu chuỗi từng viên ngọc nhẹ nhàng, như vuốt ve, như mơn trớn. Hoàn tất chiếc vòng ấy là hoàn thiện chiếc vòng lấp lánh, để hoàn hảo hóa một vẻ đẹp mang tên “sông Hương”. Viết được câu văn như vậy thực
  2. Tài liệu sưu tầm – GV : Phạm Thị Cẩm Loan Và nhà thơ Thu Bồn có lần phải thốt lên: “Con sông dùng dằng con sông không chảy” (Tạm biệt Huế) Là vẫn chảy đó thôi. Chỉ có điều, nhẹ nhàng quá, dịu dàng quá, tình tứ quá, “người thiếu nữ” ấy đã đánh lừa đôi mắt của kẻ si tình. Nét tính cách ấy khiến Hoàng Phủ Ngọc Tường thấy quý. Và còn hơn cả quý, là yêu, là tha thiết, là say mê, chìm đắm. Một cách tự hào, nhà văn gọi đó là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Sông Hương hóa bản nhạc dịu dàng, du dương, trầm mặc. Càng tự hào hơn bởi “điệu slow” tình cảm kia dành riêng cho Huế, của riêng mình Huế, trở thành điệu tâm hồn đặc trưng của mảnh đất kinh kì. 3.2.2.Sâu kín. Không đâu như người Huế, thật kín đáo, ý nhị. Đó là nét bản chất như đã ăn sâu vào cốt tủy. Người Huế ưa sống nội tâm, đời sống tinh thần phong phú thêm sâu sắc, kín đáo hơn tính cách, tâm hồn Huế. Trước Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét âm điệu dịu dàng và kín đáo: “lá trúc che ngang mặt chữ điền” từng làm say đắm, da diết, khắc khoải đến đớn đau Hàn Mặc Tử. Chọn được thể kí, mượn được sông Hương, Hoàng Phủ có điều kiện đi sâu hơn nét đẹp văn hóa này. Tìm về cội nguồn sông Hương với Hoàng Phủ Ngọc tường cũng là hành trình tìm về cội nguồn tâm hồn Huế. “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Nghệ thuật nhân hóa đã trao cho sông Hương một tâm hồn. Người con gái Hương giang không chỉ mang khuôn mặt kinh thành đài các, sang trọng của mảnh đất kinh kì mà còn có “tâm hồn sâu thẳm’ rất Huế. Thế nhưng, mảnh tâm hồn ấy dường như đã “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Cứ ngỡ Hương giang giống như nàng thiếu nữ sống một cuộc đời riêng, với một tâm hồn riêng mà chỉ nó mới thấu. Nhưng không phải sự khép mình vì hoài nghi. Không phải sự khép mình đoạn tuyệt vì lạnh lùng, cô độc. Đó là ý thức giữ mình đầy tự trọng và kiêu hãnh của người con gái ý thức được vẻ đẹp của mình. Chẳng phô lộ vô duyên, chẳng khoe khoang tự mãn, giữ
  3. Tài liệu sưu tầm – GV : Phạm Thị Cẩm Loan đăng trên mặt sông chứa đựng một tâm tư, một nỗi niềm, một trái tim, một tâm hồn những người con đất Huế. Chỉ biết những mảnh tâm hồn ấy cùng nhau “trao nhẹ trên mặt nước”, ngập ngừng như muốn đi muốn ở, đắn đó nửa muốn giãi bày, nửa như giấu kín. Và còn biết, đó là tâm hồn, tính cách Huế. Chẳng khoa trương, chẳng ồn ào, chỉ nhẹ nhàng, sâu lắng, kín đáo như thế, đủ làm xao xuyến lòng người. Và có khi, sông Hương trở thành cô dâu kín đáo sau chiếc khăn voan màu trắng làm bằng sương. Ấy là vào những tiết sương giáng, “sương khói ven sông Hương giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông”. Hương giang vẫn luôn ở đó chờ đợi “người tình mong đợi” đến vén chiếc khăn kì ảo kia, đánh thức tâm hồn sâu kín vốn thấy của nó. Huế đã hiện lên chân thật, đầy đủ như thế. Từ dáng sông, ven sông đến mặt sông, tất cả đều toát lên vẻ sâu lắng, kín đáo. Đó phải chăng là điều tác giả muốn nhắn gửi, một Huế sâu kín? 3.2.4.Thủy chung. Hẳn phải có lí do khi thủy chung được coi là nét đẹp tâm hồn Huế. Người ta đặt tên cho Huế là mảnh đất thủy chung, màu tím Huế là màu chung thủy. Như một nét bản chất đã ăn sâu vào ngọn ngành gốc rễ, cốt tủy, tâm hồn Huế. Yêu thương và chưa bao giờ thôi tự hào về mảnh đất cố đô. Ngay phần mở đầu, nhà văn đã kể, nói đúng hơn là “khoe” về “kho báu” của quê hương mình: “trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến. Hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Nếu không để ý, rất dễ nhận thấy câu văn lạc lõng giữa toàn bài. Nhưng không! Người nghệ sĩ tài hoa không bao giờ được phép nói thừa. Nếu xét ở góc độ văn hóa, chắc chắn sẽ hiểu dụng ý của tác giả. Tự hỏi, sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất thì có gì đáng nói? Có phải vì yêu Huế quá mà sông Hương một mực chung tình chỉ dành riêng cho Huế? Có phải vì yêu sông quá mà Huế sẵn sàng ôm ấp, bao bọc để con sông yên tâm chảy trong lòng mình? Có phải vì tình sâu nghĩa nặng, vì hai chữ “thủy chung” nên sông Hương là dòng duy nhất thuộc về một thành phố? Một lần nữa, nhà văn nhấn mạnh: “Sông Hương nằm ngay trong lòng thành phố yêu quý của mình”. Câu văn đọc lên tình tứ hẳn. Như lời tâm sự, thủ thỉ, lời khẳng định, lời hứa, lời thề suốt đời một lòng son sắt với Huế. Sông cũng như người, dẫu đi xuôi về ngược, lên rừng xuống biển, dòng máu âm nóng vẫn chỉ chảy cho quê hương xứ sở mà thôi. Nhưng chưa hết. Thấy nhà văn thật tài tình khi nhận ra, sông Hương thủy chung ngay ở hướng chảy của nó. Nhà văn viết: “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa
  4. Tài liệu sưu tầm – GV : Phạm Thị Cẩm Loan V. Kết luận. Ai đã đặt tên cho dòng sông? Truyền thuyết kể rằng, người làng Thành Trung có nghề làm rau thơm. Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bên đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho dòng nước thơm tho mãi mãi. Hương của hoa hay hương của lòng? Hương hoa hòa cùng cốt cách tấm lòng Huế, như thêm một lần gửi gắm, một lần gìn giữ, một lần trầm tích thêm lớp phù sa bản sắc tâm hồn cố đô tự nghìn đời. Một nhà văn lớn phải là nhà văn vượt ra mọi bờ cõi và giới hạn của văn học vùng, văn học địa phương, trở thành nhà văn dân tộc, vươn ra ngưỡng toàn thế giới. Tôi tin rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường đủ tầm làm điều đó. Nhưng dẫu sao vẫn cứ muốn đặt người nghệ sĩ ấy cho riêng Huế. Bởi từ lâu, ông đã là một mảnh tâm hồn Huế rồi. Và qua ngòi bút tài hoa của mình, gọi dậy bản sắc tâm hồn cố đô: Duyên dáng – dịu dàng – sâu kín – thủy chung! Hoàng Hà Anh 12 chuyên văn 1 Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong Nam Định.