Chuyên đề Tây tiến Lớp 12

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Nội dung

- Nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả Quang Dũng.

Nắm chắc và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên cái nhìn nhiều chiều, so sánh với những tác phẩm khác trong chương trình.

2. Kĩ năng

Ôn luyện và hình thành cho học sinh các dạng đề và kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, kỹ năng làm văn:

- Tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm.

- Phân tích, bình giảng một đoạn thơ.

- Phân tích một khía cạnh nội dung của một bài thơ.

- Phân tích một khía cạnh nghệ thuật của một bài thơ.

- Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ.

- Kiểu bài so sánh, tổng hợp

3. Phương pháp

- Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm đề cương theo nhóm.

- Tổ chức ôn luyện trên lớp.

- Hướng dẫn học sinh làm dàn ý các đề

doc 43 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tây tiến Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_tay_tien_lop_12.doc

Nội dung text: Chuyên đề Tây tiến Lớp 12

  1. Chuyên đề Tây Tiến GV : Phạm Thị Cẩm Loan (sưu tầm) - Đoạn thơ nằm trong mạch thơ tập trung tái hiện bức tranh thiên nhiên cuộc sống con người miền Tây trong sự hài hòa hai vẻ đẹp vừa hoang vu, hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ, vừa rất đỗi thơ mộng, mỹ lệ, trữ tình. 8 câu thơ tập trung làm bật lên vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, đượm vẻ hoang sơ của thiên nhiên, cuộc sống, con người miền Tây qua cái nhìn của những người lính Tây Tiến. - Là một nghệ sỹ đa tài, hồn thơ của Quang Dũng rất nhạy cảm với những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi xứ lạ, phương xa. Cảnh ấy, người ấy hiện lên trong một không gian, thời gian làm nổi bật nhất vẻ lung linh, huyền ảo, trữ tình của nó. Đó là khung cảnh một đêm liên hoan đầy tình nghĩa quân dân và một buổi chiều sông nước miền Tây gắn với một cuộc chia tay đầy lưu luyến. 2. Đặc sắc đoạn thơ: a. Bức tranh miền Tây trong khung cảnh đêm hội liên hoan đầy tình nghĩa quân dân Hồi ức nhà thơ sống dậy bằng những kỷ niệm khó quên về một đêm hội liên hoan đậm bản sắc miền Tây: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” - Dòng thơ như cũng sáng lên bởi câu chữ, hình ảnh chứa đầy ánh sáng. hai chữ “bừng lên” rất giản dị mà lại vô cùng hàm súc. Trước hết, nó gợi chính xác sự hiện diện bất ngờ của ánh sáng đêm rừng. Không chỉ vậy, dường như nó còn gợi được cả sự bừng tỉnh của thiên nhiên ở một vùng đất hoang sơ khi có con người xuất hiện.hình như những người lính Tây Tiến đang thổi hồn và đem đến sức sống cho vùng đất khuất thấp, hẻo lánh này. Hai chữ “bừng lên” còn diễn tả chân thực và đầy ấn tượng không khí náo nức, tưng bừng của đêm hội. - Khung cảnh đêm hội được thể hiện bằng hệ thống chi tiết vừa rất thực, vừa rất ảo, “đuốc hoa”, “xiêm áo”, “man điệu”, “e ấp”. Qua ánh sáng lung linh của lửa đuốc, những âm thanh réo rắt, tình tứ của những điệu khèn có phần hoang dã, cái nhìn của những người lính Tây Tiến với cảnh và con người nơi đây thấm đẫm cảm xúc lãng mạn. - Chữ “đuốc hoa” là kết quả nhà thơ đã mỹ lệ hóa một hình ảnh vốn rất dân dã, bình dị - những bó đuốc được đốt sáng bằng chất liệu như nứa, rơm, bỗng trở nên “đuốc hoa”, vừa có ánh sáng, màu sắc, hình ảnh gợi ta liên tưởng đến thứ ánh sáng ấm áp, tình tứ được đốt lên trong những dịp con người thực sự hạnh phúc – một đêm tân hôn hoặc một đêm dạ hội. Theo đó mà hình ảnh con người Miền Tây hiện lên thật quyến rũ, diễm lệ - “kìa em xiêm áo”, “e ấp”. Hai chữ “kìa em” chứa đựng cảm xúc đầy ngỡ ngàng, ngạc nhiên xen lẫn mê say, vui sướng của những người lính Tây Tiến trước sự xuất hiện bất ngờ của những cô gái.Họ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy, với những cử chỉ e lệ, giàu chất nữ tính, trong những vũ điệu sôi động, đầy màu sắc xứ lạ. Họ giống như những tiên nữ giáng trần vậy. - Vẻ đẹp lý tưởng, sự trẻ trung, hồn nhiên của họ đã khơi dậy những cảm xúc lãng mạn, bay bổng, có chút đã tình trong tâm hồn những người lính vốn xuất thân từ tầng lớp trí thức thủ đô. - Cảnh đêm hội còn truyền đến người đọc cảm giác ngất ngây, mê say như chính mình đang sống hòa nhập với khung cảnh ấy. b. Bức tranh Miền Tây trong chiều sông nước gắn với buổi chia tay 6
  2. Chuyên đề Tây Tiến GV : Phạm Thị Cẩm Loan (sưu tầm) - Ta gặp ở đây một lối tạo hình rất cổ điển. Giữa dòng nước lũ mênh mang, mờ ảo, dữ dội, nhà thơ đưa nét bút chấm phá những đóa hoa rừng đong đưa như làm duyên cùng dòng nước, đồng thời chấm phá một dáng người mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng, song cũng rất đỗi vững vàng, tự tin trên dáng thuyền độc mộc. Ngòi bút Quang Dũng không chỉ tả mà còn gợi tinh tế cái phần thiêng liêng của cảnh vật quê hương, xứ sở. Đọc câu thơ viết về thiên nhiên, cuộc sống, con người, ta cứ ngỡ mình được sống lại cảm giác mê say, ngỡ ngàng, thích thú khi được đắm mình vào những trang văn đầy chất thơ, nhạc, họa. Dựng cảnh bờ bãi, con sông trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” trong tùy bút của Nuyễn Tuân: “Cảnh ven sông tuổi xưa” . “con hươu thơ ngộ sương đêm”. Có thể nói, ở đây có sự gặp gỡ kỳ diệu trong cách cảm nhận, diễn tả những vẻ đẹp Miền Tây giữa 1 cây bút VX, thơ ca tài hoa ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Phải chăng sự gặp gỡ ấy có nguồn cội là chất tài hoa, nghệ sỹ của những người cầm bút, ở tình yêu, tiếng lòng tha thiết với những vẻ đẹp non sông gấm vóc tổ quốc ở những người nghệ sỹ đó và còn bởi chính vùng đất Tây Bắc tiềm tàng những vẻ đẹp nên thơ ấy. 3. Đánh giá - Dòng thơ đưa người đọc vào thế giới riêng của Miền Tây – TG của cái đẹp được tạo nên từ sự hài hòa của nhạc, thơ, họa. Lời thơ ngân nga như những điệu hát. Hình ảnh thơ mềm mại như những nét bút chấm phá tài hoa. Nó lưu giữ vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người của một thời Tây Tiến. - Làm sao có thể không nhớ một Miền Tây hoang sơ mà thơ mộng, diễm lệ, trữ tình như thế. Làm sao có thể quên dược những người lính hào hoa, thanh lịch như thế, một nghệ sỹ- chiến sỹ tài hoa, lãng mạn như thế. Đề 2: Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng) A. Phân tích đề: 1. Thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh, so sánh 2. Nội dung - Nội dung: Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến + Vẻ đẹp hào hùng(lý tưởng cứu nước cao đẹp, ý chí nghị lực phi thường, vượt lên mọi khó khăn) + Vẻ đẹp hào hoa(nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người Tây Bắc; nỗi nhớ lãng mạn trong tâm hồn) - Nghệ thuật: Kết hợp bút pháp hiện thực, lãng mạn giàu chất sử thi 3. Kiến thức - Bắt buộc: bài thơ - Mở rộng: văn học sử A + B, đặc trưng VHCM + PCNT thơ Quang Dũng; - Liên hệ: sáng tác về đề tài người lính trong KCCP: Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên), Lên Tây Bắc B. Dàn bài I. ĐVĐ: Nhan đề => khái quát A => nội dung cần phân tích - “Tây Tiến” của Quang Dũng là tác phẩm đã lưu giữ những kỷ niệm hào hùng, đáng nhớ của một thời tiến quân về Miền Tây cùng quân dân nước bạn Lào chống Pháp xâm lược. Đó là một tiếng thơ bi tráng của thơ ca VN trong những ngày đầu cả dân tộc tiền hành cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện. 8
  3. Chuyên đề Tây Tiến GV : Phạm Thị Cẩm Loan (sưu tầm) - Trước hết người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp của lý tưởng cứu nước cao cả. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” + Câu thơ vang lên như một lời thề. Nó đúng là cái giọng của những trượng phu coi cái chết “nhẹ như lông hồng". Những chiến sỹ Tây Tiến là sản phẩm của niềm tin, trí thức Hà Nội, những chàng trai “chưa trắng nợ anh hùng”, mang cái chí của nam nhi thời loạn, sẵn sàng xếp bút nghiên ra sa trường. Họ coi “Gian nan là nợ anh hùng phải vay”, cho nên tự nguyện dấn thân, sẵn sàng xả thân hành binh trận mạc. “Tuổi xanh chắc tiếc xá chi bạc đầu” (Tố Hữu) Cũng chính những con người ấy xác định cho mình lý tưởng sống cao đẹp “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Ta cũng tìm thấy sự đồng điệu này ở những người lính thời kỳ KCCP nơi hồn thơ Chính Hữu: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” Dòng thơ là sản phẩm của hai nghệ sỹ có nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng có sự đồng điệu kỳ diệu trong cách biểu đạt cũng như trong nội dung trữ tình được thể hiện. Đối với những người lính xuất thân nghèo khó, gian nhà là tài sản lớn nhất, có giá trị nhất. Nó được tạo dựng bằng sự chắt chiu của nhiều thế hệ trong gia đình. Vậy mà những người lính nông dân ấy sẵn sàng để lại sau lưng, vững bước ra trận. + “Đời xanh” là một hoán dụ nghệ thuật để chỉ quãng đời tuổi trẻ, quãng đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất của những người lính trí thức HN, vậy mà họ không hề phân vân, do dự khi cống hiến quãng đời ấy cho sự nghiệp cứu nước. Cái ngữ khí biểu đạt bằng thứ ngôn từ đặc sắc, tự nhiên “mặc kệ”, “chẳng tiếc” lại trở thành những nhãn tự trong mọi dòng thơ để biểu đạt sâu sắc, cảm động lý tưởng cứu nước, thái độ dứt khoát, ý chí quyết tâm sắt đá, dâng hiến những gì có giá trị nhất của đời mình cho cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ở những người lính. Họ ra đi từ những miền quê khác nhau nhưng đều có đích đến giống nhau – chiến trường – nơi phẩm chất anh hùng tiềm tàng trong họ sẽ được phát lộ, thử thách, tôi rèn. + Những câu thơ có âm điệu rắn rỏi, lời thơ ít nhiều mang phong cách khẩu ngữ, buột ra như một lời nói thường tưởng không có gì là chau chuốt, là nghệ thuật vậy mà lại có khả năng làm xúc động lòng người. Thế mới biết một câu thơ hay bao giờ cũng là những câu thơ được viết từ ngôn ngữ chân cảm của người nghệ sỹ. Không chỉ vậy cái điệu thơ ngang tàng ấy còn phảng phất lời thơ trong Kinh thi, Chinh Phụ ngâm khúc, Tống biệt hành - Xuất phát từ lý tưởng cứu nước đẹp đẽ ấy, người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp của những con người có ý chí, nghị lực phi thường.Ý chí, nghị lực ấy giúp người lính vượt lên mọi thử thách nghiệt ngã của hiện thực chiến đấu nơi chiến trường. + Những thiếu thốn trong sinh hoạt, sự hoành hành của bệnh tật. Dõi theo bài thơ, người đọc thấy Tây Tiến là cuộc hành quân đầy gian khổ. Vì vậy Quang Dũng thay vì dùng “đoàn quân” mà dùng “đoàn binh” – vừa chân xác vừa tài hoa, gợi sinh động hình ảnh những chiến binh có vũ khí đang trong tư thế xông trận oai phong – sẵn sàng tiến công chiến đấu, vừa gợi âm hưởng hào hùng, mang màu sắc sử thi hào hùng cho hình tượng thơ. Bắt đầu từ đây vẻ đẹp hào hùng của người lính được đặc tả qua một số chi tiết giàu chất tả thực “không mọc tóc”, “xanh màu lá”. Chi tiết tả thực, cách nói độc đáo, hình ảnh “không mọc tóc” gợi ta hình dung về những anh “vệ trọc”, “vệ túm” trong những năm đầu 10
  4. Chuyên đề Tây Tiến GV : Phạm Thị Cẩm Loan (sưu tầm) Nào ai mặc mặc, nào ai gọi hồn” Viết về chiến tranh trong thơ ca CM, mấy ai dám đưa những hình ảnh thê lương ấy vào trang văn, trang thơ bởi có một thời người ta ngỡ rằng những hình ảnh ấy khiến người đang sống chùn bước, nhụt ý chí nhưng Quang Dũng lại dám viết bởi nhà thơ có lối nói riêng. Xuất phát từ những cảm xúc rất thật của mình, tài năng, thành công của Quang Dũng là ở chỗ nhà thơ chiến sỹ ấy viết về nó để làm ngời lên vẻ đẹp hào hùng của hình tượng mình đang khắc họa. Ngay sau dòng thơ này, Quang Dũng đẩy vẻ kiêu dũng của đồng đội đến cực điểm: “Áo bào thay chiếu anh về đất” Ở đây, Quang Dũng chọn lối viết tả thực bởi nếu vậy câu thơ sẽ phải là “Áo sờn thay chiếu anh vùi đất” Thay vào đó là hình ảnh “áo bào”, “về đất” được bao bọc trong nguồn xúc cảm đầy chất lãng mạn. “Áo bào” là kết quả sự tái tạo một thi liệu cổ điển, giúp Quang Dũng tô đậm vẻ đẹp tráng sỹ trượng phu của người lính Tây Tiến – ngã xuống như những dũng tướng, vẫn oai phong, lẫm liệt, kiêu dũng. Chữ “về” – sản phẩm của cách nói giảm, nói tránh diễn tả tư thế ngạo nghễ, tâm thế thản nhiên, thư thái của người lính Tây Tiến khi đón nhận cái chết, không còn mang nét nghĩa nặng nề bi thương, mất mát của sự tổn thất mà hàm chứa niềm tự hào của những con người ý thức rằng: hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, tổ quốc, nếu có ngã xuống cũng là được trở về với đất mẹ, sống trong vòng tay bao dung yêu thương của đất mẹ. “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” + Quang Dũng là cây bút giỏi dùng từ chỉ địa danh. Qua hồn thơ của ông, mỗi địa danh khơi dậy một chất thơ bí ẩn mà dường như chỉ hồn thơ lãng mạn, tài hoa như Quang Dũng mới nắm bắt được và đưa vào thơ như một ngôn từ đắc dụng. Con sông mã lần hai xuất hiện trở lại. Lần một nó gợi nhớ, gợi thương, lần hai nó được chọn để khép lại khúc độc hành về những người lính Tây Tiến khi hóa thành con chiến mã gầm lên khúc ca bi tráng oai linh tiễn đưa người lính Tây Tiến về với đất mẹ. Lời thơ gợi không khí chiến trận của bản anh hùng ca trong lời thơ cổ. Câu thơ nói cái bi mà vẫn hùng. => Với những câu thơ thấm đẫm cảm xúc lãng mạn, bi tráng, Quang Dũng làm hiện lên hình tượng người lính Tây Tiến trong vẻ đẹp chói ngời lí tưởng cứu nước, tinh thần quả cảm khi đối mặt với thử thách nơi chiến trường. Đó thực sự là những con người làm chủ hoàn cảnh. Không chỉ vậy, họ còn là những con người tiềm tàng khả năng cải tạo hoàn cảnh. b. Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa - Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được khắc họa trong tương quan bối cảnh bức tranh Miền Tây nên thơ, thi vị, gợi cảm. Dõi theo mạch cảm xúc Tây Tiến, người ta thấy chất hào hoa được hé lộ khi những người lính ấy cứ vượt qua một thử thách là lại tìm thấy cho mình một cơ hội để thưởng thức những vẻ đẹp nên thơ, thi vị của thiên nhiên, cuộc sống, con người Miền Tây Vừa mới hành quân trong màn “sương lấp”, mệt mỏi đến rã rời, những người lính Tây Tiến thu vào hồn màn mưa rừng Pha Luông huyền ảo: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Vừa mới vượt qua đèo dốc heo hút, thăm thẳm, tâm hồn nghệ sỹ nơi những người lính ấy bắt ngay được vẻ đẹp huyền ảo, gợi cảm: 12
  5. Chuyên đề Tây Tiến GV : Phạm Thị Cẩm Loan (sưu tầm) Đề 3: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tình người được thể hiện như thế nào qua cách cảm nhận và thể hiện riêng của Quang Dũng ở đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” A. Phân tích đề: 1. Thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh, bình giảng, so sánh 2. Nội dung: - ND: + Vẽ nên bức tranh thiên nhiên Miền Tây vừa dữ dội hoang sơ, hiểm trở vừa thơ mộng, nên thơ, trữ tình + Vẻ đẹp tình người – nỗi nhớ da diết, say đắm mãnh liệt - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ độc đáo, sáng tạo(sử dụng từ chỉ địa danh; vận dụng sáng tạo ngôn ngữ trong ca dao) + Thủ pháp đối lập tương phản 3. PVKT: văn học sử A + B, đặc trưng thi pháp văn học lãng mạn và PCNT thơ Quang Dũng; Liên hệ: cách sử dụng từ địa danh trong “Việt Bắc”, “Bên kia sông Đuống”. B. Dàn bài I. ĐVĐ: Giới thiệu khái quát vhs B + đóng góp (PCNT), dẫn nội dung nghị luận - Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca HĐVN những năm KCCP. Thơ Quang Dũng hấp dẫn người đọc bởi sự hội tụ của hai nguồn thi cảm, tình yêu đất nước, quê hương và khát vọng lên đường.Tiếng nói trữ tình ấy được biểu hiện bằng hệ thống nghệ thuật hài hòa yếu tố cổ điển và hiện đại, vừa giàu chất họa vừa giàu chất nhạc và chan chứa nguồn chân cảm. - Tác phẩm là một bức họa ngôn từ về bức tranh TN Miền Tây dữ dội, hiểm trở mà hùng vĩ song cũng rất đỗi trữ tình, nên thơ. Đó là nền để Quang Dũng khắc họa tượng đài nghệ thuật thấm đẫm tinh thần bi tráng về đoàn quân Tây Tiến trong sự hài hòa vẻ đẹp hào hùng và hào hoa. - Bốn dòng thơ mở đầu tác phẩm đưa người đọc đến với TG ấy để được xúc động trước vẻ đẹp của tình người, để được đắm say trước vẻ đẹp TN Miền Tây qua cách cảm nhận, thể hiện riêng của Quang Dũng. II. GQVĐ 1. Vẻ đẹp thể hiện trong đoạn thơ Tây Tiến ghi lại chân thực nhiều vẻ đẹp tình người: cái tình người của Quang Dũng dành cho động đội cũ, tấm tình Quang Dũng dành cho TN Miền Tây và tình cảm của con người, TN Miền Tây dành cho người lính Tây Tiến trong đó có tác giả. 4 dòng mở đầu tập trung thể hiện vẻ đẹp tình cảm Quang Dũng dành cho đồng đội cũ, những dòng còn lại Quang Dũng dành cho vẻ đẹp TN Miền Tây. - Về đoàn quân Tây Tiến: năm thành lập, thành phần, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động (Đề 1) Lực lượng tham gia đoàn quân Tây Tiến phần đa là thanh niên trí thức HN, những chàng trai “chưa trắng nợ anh hùng”, mang cái chí của nam nhi thời loạn, sẵn sàng bứt lên coi 14
  6. Chuyên đề Tây Tiến GV : Phạm Thị Cẩm Loan (sưu tầm) - Nỗi nhớ trở về với những kỷ niệm khó quên trong đó người ta thấy hiện lên bức tranh miền Tây. Bốn từ chỉ địa danh giúp tác giả gợi lại chân thực, sống động về một không gian Miền Tây có gì đó xa xôi, lạ lẫm, không phải cho đến 1948 mà đến tận bây giờ người VN vẫn thấy xa lạ. Đọc thơ ca VN trong KCCP, người ta thấy mỗi nhà thơ như Hoàng Cầm, Quang Dũng đều có biệt tài sử dụng các từ chỉ địa danh. Bằng sự gắn bó máu thịt, sự am hiểu sâu sắc, những rung động chân thành, mãnh liệt, mỗi nhà thơ ấy đều làm sống dậy một vùng đất Việt. Hoàng Cầm thổi hồn vào những địa danh Thiên Thai, Bút Tháp, để dựng lên không gian Kinh Bắc giàu truyền thồng văn hóa. Nhà thơ Tố Hữu khi nhắc đến Tân Trào, Đèo De, Núi Hồng là để dựng lại một không gian sôi động, hào hùng của cái nôi của sự nghiệp cách mạng. Quang Dũng cũng vậy, nhà thơ làm sống dậy một không gian Tây Bắc hoang sơ, hiểm trở mà rất đỗi nên thơ trữ tình bằng chính những địa danh riêng có của vùng đất ấy. - Bức tranh TN Miền Tây hiện lên bằng nét bút tài hoa, bằng cảm xúc thấm đẫm chất hiện thực, lãng mạn của người viết: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” + Dễ dàng nhận thấy ngôn ngữ, thanh điệu giữa hai dòng thơ này có sự tương phản, đối lập.“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” có nhiều thanh trắc, rơi vào trọng âm của đoạn thơ. Kết hợp với hình ảnh thơ sương lấp, quân mỏi, Quang Dũng gợi tả sinh động không khí âm u mù mịt, lạnh lẽo của Miền Tây. Còn dòng thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” có 6/7 tiếng là thanh bằng, kết hợp hình ảnh thơ giàu chất lãng mạn, “hoa về”, “đêm hơi”, gợi ấn tượng về một Miền Tây huyền ảo, thi vị. + Đáng chú ý, mỗi dòng thơ có hai hình ảnh thơ mang sắc thái thẩm mỹ đối lập nhau được khắc họa bằng cảm quan nghệ thuật tương phản: “sương lấp”, “quân mỏi” là hình ảnh được Xuân Diệu bằng bút pháp tả thực. Nó giúp người đọc hình dung những người lính Tây Tiến đang hành quân trong địa hình hiểm trở, giữa một vùng thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt. Thử thách của TN như muốn đè bẹp ý chí con người. Vậy mà ngay sau câu thơ đó, cảm xúc thơ bay bổng lại làm hiện lên những hình ảnh rất trữ tình – “đêm hơi”, “hoa về”. Dường như trong cái nhìn của người lính Tây Tiến, vẻ đẹp TN Tây Bắc đang thể hiện.“Hoa về” gợi nhiều liên tưởng. Hoa hiện về? Hoa trở về? Hoa theo về? Chữ “về” còn mang theo nghĩa của từ “nở”. “Đêm hơi” cũng vậy. Đêm nhẹ như làn hơi, hơi huyền ảo như hơi sương giắc mắc? Có lẽ khi bỏ đi những giới từ giữa những tiếng ấy, Quang Dũng làm hình ảnh thơ trở nên đa nghĩa. + Phải chăng ở đây người viết đã phát huy sức mạnh nghệ thuật của tư duy trượng trưng như ta đã gặp ở “Mây vắng trời trong, đêm thủy tinh” của Xuân Diệu hoặc “Chập chờn sống lại những ngày không” của Lưu Trọng Lư. Cũng nhờ hình ảnh thơ này mà người đọc nhận ra một Miền Tây rất riêng trong sự hài hòa hai vẻ đẹp rất tương phản nhau, vừa hoang vu, hiểm trở, vừa huyền ảo, nên thơ. Đúng là một bức tranh được miêu tả theo lối “thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Dường như các cây bút khi nảy sinh cảm hứng từ Miền Tây đều gặp nhau ở hình tượng này. Lời thơ trong hai câu thơ của Quang Dũng như nhắc người đọc nhớ đến những câu văn uyên bác của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người Lái Đò Sông Đà”. Ở đó thiên nhiên Miền Tây vừa mang diện mạo một thứ kẻ thù số một với con người ở đá, ở thác nước gùn 16
  7. Chuyên đề Tây Tiến GV : Phạm Thị Cẩm Loan (sưu tầm) “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” + Ba dòng thơ có sự xuất hiện đan dày của những từ, tính từ miêu tả, từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây. Đó là những từ rất giàu giá trị tạo hình. Nó giúp người viết diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, khung cảnh trùng điệp, độ cao ngất trời của những núi, đèo Tây Bắc. + Hình ảnh thơ “súng ngửi trời” được viết rất hồn nhiên mà cũng rất táo bạo. Nó vừa đặc tả độ cao của núi đèo – núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn khi người lính trèo lên đỉnh núi cao có cảm giác như đang đi trên mây. Mũi súng hướng lên trời cao tưởng chạm tới trời. Cũng hình ảnh thơ này còn có giá trị thể hiện sự ngộ nghĩnh pha một chút tinh ngịch trong cách cảm nhận thiên nhiên của những người lính trẻ trí thức. Hình ảnh thơ này rất gần gũi với hình ảnh trong câu thơ trong Đồng chí của Chính Hữu: “Đầu súng trăng treo” Đó là sự gần gũi trong liên tưởng nghệ thuật giàu chất lãng mạn từ một hiện thực gắn với đời sống người linh khi những người linh hành quân hay phục kích, mũi súng hướng lên trời cao. Khi ấy tâm hồn trong người lính liền có liên tưởng bất ngờ - “Trăng treo đầu súng” hay “súng ngửi trời”. Tất cả đều hé lộ cho người đọc thấy tâm hồn vừa lãng mạn vừa trẻ trung, hồn nhiên của những anh lính vệ quốc thời chống pháp năm nào + Sự xuất hiện liên tiếp của những thanh trắc. Có 11/21 tiếng của ba dòng đều là thanh trắc, khiến âm điệu thơ trở nên gân guốc, góc cạnh. Riêng dòng ba là cách ngắt nhịp truyền thống 4/3 nhưng có khả năng tạo hiệu quả nghệ thuật bất ngờ: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, tạo đường gấp khúc giữa chiều cao, chiều sâu, diễn tả đắc địa, thần tình những dốc núi dựng lên rồi đổ xuống, nhìn lên cao thấy chót vót, nhìn xuống lại thấy sâu hun hút. Có nhà nghiên cứu phê bình cho rằng, đó là cách ngắt nhịp đầy sáng tạo bởi người viết đã biết phát huy sức mạnh nghệ thuật của những yếu tố nghệ thuật biểu hiện mang màu sắc cổ điển để thể hiện hiện thực riêng, độc đáo của địa hình, địa thế miền Tây Bắc. Trong Tây Tiến, thiên nhiên Tây bắc đã có khá nhiều dòng thơ đặc tả ấn tượng vẻ trắc trở, hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên Tây bắc: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Nhưng có lẽ đây mới thực sự là những dòng thơ để lại cho người đọc nỗi ám ảnh hãi hùng về miền đất Miền Tây của những ngày KCCP. b. Bức tranh thiên nhiên miền Tây nên thơ, huyền ảo - Nối tiếp cảnh Miền Tây hoang sơ, hiểm trở là một bức tranh Miền Tây rất đỗi thơ mộng, thi vị. + Ở Tây Tiến, cảnh trí thiên nhiên dường như được tạo hình theo lối truyền thống “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc”. Bên cạnh một Miền Tây góc cạnh, hiểm trở, gân guốc của điêu khắc lại là một Miền Tây mờ nhòe kiểu tranh lụa. Nó tạo sự tương phản gay gắt trong diện mạo thẩm mỹ của vùng đất này. Thế nên thủ pháp nghệ thuật này được Quang Dũng sử dụng đắc địa hơn cả trong suốt thi phẩm. Nó không chỉ do yêu cầu tôn trọng hiện thực phản ánh mà còn bị chi phối bởi đặc trưng thi pháp lãng mạn gắn với đặc 18