Chương trình ôn tập Ngữ văn Lớp 9

A/- PHẦN VĂN HỌC:

Học sinh học thuộc bài thơ, tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản đã học, bao gồm các bài:

- Đồng chí.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Đoàn thuyền đánh cá.

- Bếp lửa.

- Khúc hát ru những em bé lớn trên l;ưng mẹ.

- Ánh trăng.

- Làng.

- Lặng lẽ Sa Pa.

- Chiếc lược ngà.

- Mùa xuân nho nhỏ.

- Viếng lăng Bác.

doc 31 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình ôn tập Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuong_trinh_on_tap_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Chương trình ôn tập Ngữ văn Lớp 9

  1. 6 Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau: - Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. - Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa. a/- Chỉ ra từ nào dùng với nghĩa gốc, từ nào dùng với nghĩa chuyển? b/- Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì? Trả lời: a/- Từ “hoa” trong câu “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” dùng theo nghĩa gốc.Những từ “hoa” trong các câu khác đều dùng theo nghĩa chuyển. b/- Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa”: giọt nước mắt của người đẹp. (HS trả lời: “Nước mắt của Thúy Kiều” vẫn tính điểm; nếu HS giải nghĩa từ “lệ hoa” là “nước mắt” thì không cho điểm). Bài 11: Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. Trả lời: Thành phần gọi - đáp trong câu ca dao: Bầu ơi. Bầu: từ ẩn dụ, hướng đến tất cả mọi người (đồng bào). Bài 12: Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ ra những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) Trả lời: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ: phép tu từ từ vựng so sánh. Chưa ngủ (ở cuối câu thơ trên và được lặp lại ở đầu câu thơ dưới): phép tu từ từ vựng điệp ngữ liên hoàn. Bài 13:
  2. 8 a/- Nói móc. phương châm Lịch sự b/- Nói nhăng nói cuội -> phương châm về chất. Bài 16: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy sa vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) a/- Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ. b/- Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. c/- Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? d/- Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đó được dùng như từ loại nào? Trả lời: a/- Câu có chứa thành phần khởi ngữ: “Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động”. b/- Từ láy trong đoạn trích: ngơ ngác, lạ lùng. c/- Câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết: phép lặp từ ngữ. d/- Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bộ giật mình, tròn mắt nhìn” được dùng như động từ. Bài 17: a/- Câu ca dao khuyên chúng ta thực hiên tốt phương châm hội thoại nào khi giao tiếp? Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. b/- Xác định thành phần phụ chú trong câu: Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đó làm nhiều nghề. (Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh) Trả lời:
  3. 10 b/- Nghĩa của của từ “trắng” trong câu: “Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay trắng”. Trả lời: a/- Các từ hoa hồng, ngân hàng đó có sự thay đổi về nghĩa so với nghĩa gốc sau khi kết hợp với các từ mới: - Hoa hồng: nét nghĩa chỉ màu sắc của từ “hồng” bị mất hẳn, mang nghĩa mới về chủng loại. - Ngân hàng: không cùng nghĩa “là nơi giữ tiền, và vàng bạc, đá quý ” mà mang một nghĩa mới “nơi lưu giữ thông tin, dữ liệu liên quan đến thi cử”. b/- Từ “trắng” trong câu trên mất hẳn nghĩa gốc chỉ màu sắc, mang nghĩa mới: “không có gì.” Bài 20: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào. 1/- Trời ơi, chỉ còn có năm phút! 2/- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. 3/- Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. 4/- Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường đang gia tăng. 5/- Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! 6/- Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố. 7/- Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa. 8/- Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ. 9/- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu. 10/- Hình như đó là bạn Lan. 11/- Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. 12/- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học. 13/- Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông. Tình Bắc Nam chung chảy một dòng. 14/- Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
  4. 12 “Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. (Y Phương - Nói Với con) b/- Tìm câu chứa hàm ý có trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào lền, tay cầm một cái làn. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Trả lời: a/- Từ “nhỏ bé” có hàm ý: Người đồng mình còn nghèo khổ, vất vả, mộc mạc nhưng ý chí, niềm tin, tâm hồn và mong ước xậy dựng quê hương đất nước của họ thì vô cùng lớn lao chứ không hề nhỏ bé, tầm thường. Từ đó, người cha muốn con biết tự hào về “người đồng mình” để tự tin mà vững bước trên con đường đời. b/- Câu chứa hàm ý: Trời ơi, chỉ còn 5 phút! Nội dung hàm ý: Thể hiện sự tiếc nuối của anh thanh niên. Bài 23: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích dưới đây và cho biết nội dung của hàm ý? " Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi "Ba chắc nước dùm con", phải nói như vây?. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu cứ vẫn ngồi im." ("Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng) Trả lời: Câu chứa hàm ý: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” Nội dung hàm ý: Bé Thu muốn nhờ ông Sáu chắc nước để nồi cơm khỏi bị nhão, nhưng không chịu nói tiếng “ba’ vì không muốn thừa nhận ông Sáu là ba của mình. Bé Thu nói trống không. Bài 24: Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
  5. 14 Giáo dục tức là giải phóng(1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3). (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2) a/- Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì? b/- Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó. Trả lời: a/- Từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên được thế hiện ở từ “nó” (chủ ngữ của câu 2). Đó là phép thế. b/- Thành phần biệt lập trong đoạn văn trên: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Tên gọi của thành phần biệt lập đó là thành phần phụ chú. Bài 27: Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong phần trích sau: Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đó nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đó vẫn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. (“Bến quê”- Nguyễn Minh Châu) Trả lời: Thành phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đó nhợt nhạt. Thành phần tình thái: có lẽ. Bài 28: Hãy xác định cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp: a/- Họa sĩ nghĩ thầm:”Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. b/- Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Trả lời: a/- Lời dẫn trực tiếp.
  6. 16 Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Trả lời: Từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh,nao nao, nho nhỏ Từ ghép: dan tay, tiểu khê, phong cảnh, dòng nước, uốn quanh, nhịp cầu, bắc ngang. Bài 31: Có đoạn đối thoại sau: A/- Lan học có giỏi không? B/- Lan hát và múa rất hay. a/- Hãy chỉ ra hàm ý có trong đoạn đối thoại trên. b/- Cho biết đoạn đối thoại trên có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao? Trả lời: a/- Hàm ý: Lan học không giỏi. b/- Về hình thức là vi phạm phương châm quan hệ. Tuy nhiên đây là sự vi phạm cố ý để tạo hàm ý, do sự tế nhị trong nói năng. Bài 32: Tìm câu có chứa hàm ý trong ví dụ sau và cho biết nội dung hàm ý. Hàm ý đó được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? Minh hỏi Nga: - Bạn đã báo cho tổ của Xuân và Mai chiều nay họp lớp chưa? - Tớ báo cho tổ của Mai rồi. Trả lời: - Câu chứa hàm ý: Tớ báo cho tổ của Mai rồi. - Vi phạm phương châm về lượng. - Nội dung hàm ý: Chưa báo cho tổ của Xuân. Bài 33: a/- Nêu công dụng của thành phần tình thái trong câu. Xác định thành phần tình thái trong các câu sau: Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cả bọn ở làng lại đốn đến thế được.
  7. 18 - Nêu đúng công dụng của thành phần phụ chú: giải thích cho cụm từ: mọi người. Bài 36: Cho biết từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào? Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) Trả lời: - Các từ ngữ: Nó, Còn có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước. - Xác định đúng: Nó: phép thế. Còn: phép nối. Bài 37: a/- Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó. “Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên”. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) b/- Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau: “Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang”. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) Trả lời: a/- Thành phần tình thái: Cũng may. Thể hiện thái độ phấn khởi trước những cảm nhận của ông họa sỹ về nhân vật anh thanh niên. b/- Các phép liên kết câu đó được sử dụng: Phép lặp: Mưa. Phép nối: Nhưng. Bài 38:
  8. 20 Bài 41: Dùng những câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp. a/- Làng thì yêu thật, nhưng làng đó theo Tây rồi thì phải thù. (Ông Hai- Tác phẩm Làng) b/- Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc. (Anh Thanh niên - Lặng lẽ Sapa) Trả lời: a/- Qua những ngày đấu tranh tư tưởng, đau đớn, dằn vặt, cuối cùng ông Hai đó đi đến quyết định: “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng. b/- Anh thanh niên là người sống có lý tưởng. Vẻ đẹp tâm hồn và cách sống của anh là vẻ đẹp hiến dâng: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”. Bài 42: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Trông thấy thầy giáo, A chào rất to: - Chào thầy. Thầy giáo trả lời và hỏi: - Em đi đâu đấy? - Em làm bài tập rồi- A đáp. Trả lời: - Lời thoại thứ nhất của A “Chào thầy” không tuân thủ phương châm lịch sự. Chào thầy giáo nhưng chào trống không, thiếu từ nhân xưng và tình thái từ. - Lời thoại thứ hai không tuân thủ phương châm quan hệ. Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi.” Nói không đúng vào đề tài, lạc đề. Bài 43: a/- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. b/- Cho lời dẫn trực tiếp sau: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Tago- người Ấn Độ có nói: “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội."
  9. 22 Trả lời: a/- Ẩn dụ -> Em bé là nguồn hạnh phúc ấm áp thiêng liêng của đời mẹ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm vì miền Nam b/- Ẩn dụ -> Tấm lòng thương nhớ của Thúy Kiều không bao giờ nguôi quên (hoặc tấm lòng son của Kiều bị vùi dập không bao giờ gột rửa ) c/- Chơi chữ -> Tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả d/- Hoán dụ -> trái tim người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm vì miền Nam e/- Nói giảm nói tránh ->Tránh cảm giác đau buồn cảm xúc của tác giả Bài 45: Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy phân tích điệp từ “nhóm” trong khổ thơ: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” (Bếp lửa – Bằng Việt) Trả lời: Điệp từ “nhóm” mang hai ý nghĩa: - Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy. - Nghĩa chuyển: Khơi lên, gợi lên những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người. Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà bà con khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, giúp cháu hiểu thêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ việt Nam, những người bà, người mẹ muôn đời tần tảo. Từ đó bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lại như khắc sâu tình cảm thiêng liêng ấy. Bài 46: Em hãy trích dẫn ý kiến sau theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. “ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,và các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. (Hồ Chí Minh) Trả lời:
  10. 24 d/- Bạn Nam lớp 9A có chân trong đội tuyển bóng đá của trường. Trả lời: a/- Từ “tay” trong ví dụ (a) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ). b/- Từ “đầu” trong ví dụ (b) được dùng theo nghĩa gốc. c/- Từ “đi” trong ví dụ (c) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ). d/- Từ “chân” trong ví dụ (d) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ). Bài 49: Đọc kỹ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai (Ngữ văn 9 – tập 1, NXB Giáo dục 2006, trang 93, 94) a/- Tìm hai từ đồng nghĩa với từ tưởng. Có thể thay thế các từ tìm được với từ tưởng không? Vì sao? b/- Tìm thành ngữ trong đoạn thơ. Trả lời: Những từ đồng nghĩa với từ tưởng: nhớ, mơ, mong, nghĩ. Tưởng nghĩa là nhớ mong, mơ màng, đang nghĩ tới, đang hình dung rất rõ hình ảnh người yêu nơi phương xa của Thúy Kiều. Từ tưởng vừa bộc lộ cảm xúc, vừa miêu tả hoạt động của tư duy, nghĩa của từ tưởng bao gồm nghĩa của các từ trên cộng lại. Vì thế, không thể thay thế từ tưởng bằng các từ ấy. Thành ngữ được sử dụng: rày trông mai chờ, bên trời góc bể. Bài 50: Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
  11. 26 (Đồng chí- Chính Hữu). Trả lời: Thành ngữ: “nước mặn đồng chua”. Điệp ngữ: “súng”, “đầu”. Kết cấu sóng đôi, đối ứng nhau: “Quê hương anh” - “làng tôi”. “Nước mặn đồng chua” - “đất cày lên sỏi đá”. “Súng”- “đầu”. => Tạo nên một sự nhịp nhàng, đồng điệu, đồng cảm, cùng ý chí của hai con người xa lạ. Bài 53: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong Sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) Cho biết ý nghĩa hình ảnh hàng tre trong đoạn thơ trên. Trả lời: Ý nghĩa tả thực: là cây tre thực, là hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam. Ý nghĩa biểu tượng: là hình ảnh ẩn dụ chỉ nhân dân miền Nam, dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ ngoan cường, bất khuất. C/- PHẦN TẬP LÀM VĂN: Ôn lại cách làm bài: - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. - Nghị luận văn học (về tác phẩm truyện, đoạn trích, một đoạn thơ, bài thơ). D/- ĐỀ MẪU: I/- Đề 1: Câu 1: (2,0 điểm)
  12. 28 - Liên hệ bản thân. 0,5 d/- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25 e/- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Câu 3. (5,0 điểm) Nội dung Điểm a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài 0,25 kết luận được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: trình bày cảm nhận về nhận vật ông 0,25 Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu cảm nhận chung nhân vật ông Hai. 0,5 * Trình bày cảm nhận về tình yêu làng của ông Hai a. Ông Hai yêu làng, tự hào, hãnh diện về làng Chợ Dầu của mình. 0,5 b. Diễn biến tâm trạng và tình cảm của ông Hai trong những ngày xa làng đi tản cư: - Xa làng đi tản cư ông Hai nhớ làng da diết, ông luôn dõi theo tin tức 0,5 của làng, của kháng chiến. - Ông đau đớn, tủi nhục đến tột cùng khi nghe tin làng theo Tây 1,0 - Ông Hai vui sướng, hả hê khi biết làng mình vẫn là làng kháng chiến. 1,0 Tình yêu làng của ông Hai chính là lòng yêu nước. * Tổng hợp, đánh giá - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhận vật chân thực, sinh động. 0,5 - Truyện thể hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu chống thực dân Pháp. - Liên hệ d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0,25 mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. II/- Đề 2: Câu 1: (2 điểm)
  13. 30 Phép liên kết câu : Phép lặp :“ trường học của chúng ta”(câu 1,2) 0,5 Phép liên kết đoạn : Phép thế:. Từ “như thế” ở đoạn sau 0,5 thay thế cho đoạn trước . Câu 2 (3 điểm) 1/- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghi luận xã hội có Điểm nội dung sáng rõ, liên kết câu chặt chẽ diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ, ngữ pháp. 2/- Yêu cầu về kiến thức: Trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau, có thể Và tâp trung vào những gợi ý sau: Mở Giới thiệu vấn dề nghị luận: Hiện tượng nhiều học sinh vì quá 0,25 đoạn ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng học hành và gây ra những hâu quả tai hại khác. * Giải thích: Trò chơi điện tử là trò chơi được chơi trên thiết bị 0,25 Triển điện tử còn được gọi là game. Nó là một thế giới ảo khi người khai chơi đã ngồi vào thì khó cưỡng lại được. thân * Biểu hiện: Ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, 0,25 đoạn mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên ăn, quên ngủ, bỏ học * Nguyên nhân 0,25 - Do bạn bè rủ rê, cha mẹ không quan tâm - Do chán học vì bị hổng kiến thức, do lười học, thích ham chơi. *Tác hại và hậu quả: -Tổn hại sức khỏe, bị bệnh về mắt. - Sao nhãng bỏ bê học hành, - > học tập sút kém - Tiêu tốn tiền bạc vô ích. 1,0 - Tâm hồn bị đầu độc bởi những trò chơi bạo lực, chém giết - Lấy trộm, lấy cắp tiền bạc, dối trá, thủ đoạn cướp của, giết người để có tiền chơi điện tử -> dẫn đến tù tội. * Cách ngăn chặn hiện tượng xấu đó: - Chơi game có chừng mực, chỉ nên coi nó là món giải trí. - Học sinh cần rèn luyện, đạo đức ,học tập, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, tiền bạc sức lực vào những việc vô bổ thậm chí có hại. 0,75 -Gia đình và nhà trường phối hợp quản lí và giáo dục con em, ngăn chặn những sự ham mê có hại, lôi cuốn trẻ vào những hoạt động vui tươi lành mạnh Kết - Khẳng định lại tác hại của thói ham mê trò chơi điện tử. 0,25 đoạn - Rút ra bài học cho bản thân. Câu 3: (5 điểm) *Yêu cầu