Cái "tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"

Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là một trong những thiên tùy bút xuất sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng và của thể loại bút kí, tùy bút trong nền văn học nước ta nói chung. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tác giả của nó từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”. Tác phẩm lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở trường THPT và đã nhận được sự hưởng ứng, thích thú của nhiều giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, một tác phấm hay đôi khi lại không dễ dạy, không dễ học. Vì thế, bên cạnh những thích thú, yêu mến nhất định, nhiều thầy, cô giáo và học sinh còn gặp khó khăn trong cách cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bài kí. Trong một bài viết đã đăng tải trên tạp chí Dạy và học ngày nay số Xuân Giáp Dần năm 2010, chúng tôi đã nêu ra một cách tiếp cận hình tượng sông Hương, nay tiếp tục cung cấp thêm một hướng khai thác hình tượng tác giả trong bài kí. Bởi như chúng ta đã biết, ở thể loại bút kí, sức hấp dẫn của tác phẩm không chỉ phụ thuộc vào những ghi chép của tác giả với lượng tri thức phong phú, thông tin mới mẻ mà còn tùy thuộc vào “duyên ngầm” của cái “tôi” nhà văn. Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ bộc lộ mình như một người nghệ sĩ có năng lực khảo cứu của nhà khoa học, là một nhà khoa học mang trong mình cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa mà còn thể hiện mình như một nhà thơ viết văn xuôi, một nhà văn có tâm hồn thi sĩ. Chính sự đan cài, “hai trong một” của các yếu tố ấy đã làm nên một hình tượng cái “tôi” đầy hấp dẫn, có sức mời gọi bạn đọc, góp phần quan trọng vào thành công của tác phẩm.
doc 8 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 2980
Bạn đang xem tài liệu "Cái "tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccai_toi_hoang_phu_ngoc_tuong_trong_but_ki_ai_da_dat_ten_cho.doc

Nội dung text: Cái "tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"

  1. khuya” Không chỉ có thế, chính nhà văn trong bài kí này đã giãi tỏ trực tiếp về cái thủ pháp nhân hóa mà mình sử dụng – cái thủ pháp mà dường như ông không thể không dùng đến khi khám phá, phát hiện ra những vẻ đẹp bất ngờ, thú vị của sông Hương : “Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Có thể nói, thủ pháp nhân hóa đã được nhà văn sử dụng rất hiệu quả trong bài kí. Nhờ nó mà hành trình về xuôi của sông Hương đã trở thành hành trình tâm hồn của người con gái tìm đến người tình mà nó mong đợi. Cũng nhờ thủ pháp ấy mà những kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa đã được thăng hoa để trở thành những tri thức nghệ thuật đẹp về đất nước, con người, về dòng sông yêu thương của Huế. Bên cạnh thủ pháp nhân hóa, nhà văn cũng đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh. Ở đây, so sánh được thực hiện trên cơ chế của liên tưởng, tưởng tượng mà trong bài kí này, sức liên tưởng, tưởng tượng của nhân vật tôi là rất mạnh mẽ, với nhiều bất ngờ, thú vị. Chính những liên tưởng ấy đã giúp nhà văn xây dựng được nhiều hình ảnh so sánh độc đáo, đưa đến những cảm nhận mới mẻ, đặc sắc về sông Hương. Chẳng hạn, nhân vật tôi đã so sánh cái hữu hình, hữu ảnh của dòng sông với cái vô hình, vô ảnh của cảm xúc nội tâm con người: “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Hay chỗ rẽ của sông Hương ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ được ví như “nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu” Chưa hết, bài kí còn có những hình ảnh so sánh đẹp như một hình ảnh thơ : “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Đặc biệt, để làm nổi bật dòng chảy trôi lững lờ của sông Hương như một “điệu slow tình cảm”, cái tôi trong bài kí đã so sánh bằng một hồi ức. Ấy là khi tác giả đến Lê-nin-grát, đứng nhìn sông Nê-va băng băng lướt qua trước cung điện Pê-tec-bua ra biển Ban-tích. So sánh này càng trở nên thú vị khi nhà văn đã gián tiếp đặc tả dòng chảy rất nhanh của sông Nê-va qua hình ảnh của những chú hải âu đứng co một chân trên những phiến băng mà không kịp nói điều gì với người bạn của chúng Như vậy, với những gì đã đề cập trên, ta có thể khẳng định cái tôi nhà văn trong bài kí này là một cái tôi mê đắm và tài hoa. Cái tôi ấy đã phát huy (dường như là tối đa) trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng tuyệt vời cùng kho từ vựng giàu có để tạo dựng nên một dòng sông nghệ thuật quyến rũ trên mỗi trang văn. 2. Một cái tôi uyên bác, giàu tri thức về lịch sử, địa lý, văn hóa Huế Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là một bài bút kí. Tuy nó nghiêng nhiều hơn về phía tùy bút, tức là thiên về chất trữ tình và sự phóng khoáng nhưng cái hồn cốt của thể loại không vì thế mà mất đi. Bản chất của kí là ghi chép và người viết kí chính là thư kí trung thành nhất của thời đại. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một “thư kí” như thế, thậm chí còn là một “thư kí” xuất sắc vì ông có vốn hiểu biết sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa của sông Hương. Ông tỏ ra am hiểu tường tận những gì mình viết. Với
  2. trang ghi chép về Hương giang đã được tưới tắm trong vô vàn cung bậc cảm xúc phong phú của tác giả, đã thăng hoa trong cảm hứng mê đắm và sự tài hoa của nhà văn. 3. Một cái tôi yêu quê hương đất nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế Phải yêu Huế, gắn bó với sông Hương đến mức nào, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới có được những trang viết đầy ắp tri thức và rất đỗi tài hoa về Hương giang như vậy. Tài năng nghệ thuật là một phần, cái yếu tố tiên quyết trong nghệ thuật vẫn là tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu đậm Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã chiếm trọn tâm hồn ông. Chính con sông đã khiến trái tim ông phải ngân rung những giai điệu yêu thương với những cung bậc khác nhau : khi thì băn khoăn, trăn trở, e ngại con người – vì “mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành” của sông Hương – mà có thể “không hiểu một cách đầy đủ bản chất” của nó, “không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ”; khi lại nhớ đến nao lòng một nét sông Hương với “điệu chảy lững lờ” mà ông gọi là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”; có khi “thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày” bởi “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này” Những cảm xúc ấy chỉ là một số ít trong rất nhiều những biểu hiện của tình cảm gắn bó yêu thương đối với sông Hương mà nhà văn đã trực tiếp nói ra và kín đáo thể hiện. Như I.Ê-ren-bua đã từng viết : “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu gia đình, yêu miền quê trở thành tình yêu tổ quốc”, tình cảm đối với sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xét đến cùng, là tình cảm đối với đất nước, là tấm lòng yêu mến quê hương xứ sở nồng cháy của nhà văn. Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tôp đã từng nói : “Nếu nhà thơ không tham gia vào việc hoàn thành thế giới thì thế giới đã không được đẹp đẽ như thế này”. Dù Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là nhà thơ tiêu biểu (tuy ông đã xuất bản hai tập thơ) mà là một nhà viết kí, nhưng bằng bài kí đặc sắc này, ông đã góp một tay vào việc tạo nên một thế giới Việt Nam Đẹp và Thơ. Và đó là gì nếu như không phải là hành động yêu nước mang màu sắc riêng của người nghệ sĩ tài hoa này! Nguồn: Phongdiep.net